Nhận làm các loại mái sảnh, mái kính, mái tôn, lan can cầu thang thép sơ tĩnh điện, nhà khung thép tiền chế

  intanviet888@gmail.com; tanvietgroup888@gmail.com       098 33 66. 369

Nhận làm mái sảnh, mái kính, mái tôn, lan can cầu thang, nhà khung thép, sơn tĩnh điện

Nhận làm mái sảnh, mái kính, mái tôn, lan can cầu thang, nhà khung thép, sơn tĩnh điện

Giá : Liên hệ

  Email : intanviet888@gmail.com; tanvietgroup888@gmail.com

  Hotline : 098 33 66. 369



Mô tả chi tiết

Tân Việt GRUP. jsc Nhận làm các loại mái sảnh, mái kính, mái tôn, lan can cầu thang thép sơ tĩnh điện, nhà khung thép tiền chế, với rất nhiều kiểu dáng thiết kế kiến trúc tân tiến hiện đại bắt mắt.

Công ty Tân Việt GRUP. jsc Nhận làm các loại mái sảnh, mái kính, mái tôn, lan can cầu thang thép sơ tĩnh điện, nhà khung thép tiền chế

ảnh mái kính
CẤU TẠO CHUNG CHO MÁI SẢNH – MÁI KÍNH

Mái sảnh kính được cấu tạo bởi hai phần cơ bản, đó là phần kính và phần thép kết cấu: Kính ở đay thường dược sử dụng là kính cường lực có độ dày từ 8 mm trở lên và dao động đến 16 mm. Có 3 màu kính chủ đao: trắng trong, xanh lá, xanh đen hoặc được thiết kế theo yêu cầu riêng. Còn sắt thường dùng cho Mái sảnh kính cường lực là loại sắt hộp sơn tĩnh điện có độ dầy như: Hộp 40mm x 80mm,50mm x 100mm, 60mm x120mm,70mm x140mm,100mm x 200mm (dày1,8mm-2mm- 2,5mm-3mm)
Hệ kết cấu khung thép: nhiều hình dạng, độ dày kết cấu tùy thuộc vào diện tích mái sảnh kính. Do ở phía trước căn nhà, có nhiều người chú ý đến nên rất được chú trọng đầu tư.
Mái sảnh có thể được sử dụng cho tòa nhà ở vị trí tấng 1, các lối đi vào, lối xuống hầm, và đặc biệt sảnh mái kính trang trí mỹ thuật còn được các chủ đầu tư sử dụng trang trí trên nóc các tòa nhà, penhous… nhưng cũng có khi mái sảnh được làm trên các ban công tòa nhà để…Tùy vào mục đích sử dụng mà chủ đầu tư có thể đặt chúng ở đâu và sử dụng chúng vào việc gì.
Mái sảnh tòa nhà tại Time city
mái sảnh kính đẹp
Mái sảnh tòa nhà

ƯU ĐIỂM CỦA MÁI SẢNH KÍNH

Để cói về ưu điển của mái sảnh bằng kính – mái sảnh kính và sắt mỹ thuật thì có lẽ chúng ta không cần phải nói nhiều, vì đơn giản là mái sảnh có rất nhiều ưu điểm.
Nhà khung thép
  • Che nắng mưa, trước khi bước vào một tòa nhà để làm việc hoặc hội họp thì bước chân của ta trước tiên sẽ bước dưới mái, chỉn chu lại trang phục hoặc đơn giản là đứng chờ bạn bè đồng nghiệp…ta không thể đứng dưới trời mưa hoặc trời nắng để làm điều đó được.
  • Tận dụng ánh sáng thiên nhiên, với lợi thế là dùng kính cường lực nên khi đứng dưới mái sảnh kính ta vẫn có thể quan sát được bầu trời, khu cảnh tự nhiên xung quanh… tạo cho ta những cảm giác rễ chịu thư thái, thu nạp được rất nhiều nguồn năng lượng mới trước khi làm việc
  • Tạo điểm nhấn cho không gian kiến trúc, công trình – Với những công trình kiến trúc có tính thẩm mỹ cao thì mái sảnh kính thẩm mỹ cũng góp phần tạo những điểm nhấn làm nổi bật thêm không gian kiến trúc đó, bên cạnh vật liệu kính, khung hộp sắt kết cấu thì phần tạo những đường nét bằng sắt mỹ thuật sẽ làm không gian của bạn thật sự lãng mạn và đẳng cấp, chỉ cần một vài nét chấm phá bằng hoa văn sắt mỹ thuật thôi có lẽ không gian đó sẽ thu hút mọi ánh nhìn.
  • Không sợ cong vênh, mất màu – vì được sử dụng vật liệu sắt làm kết cấu và kính cường lực được nung tôi ở nhiệt độ hàng ngàn độ nên khi khi sử dụng làm mái thì công vênh là điều không thể. Đối với màu sắc cũng vậy, kính có độ giữ mầu rất tốt, gần như là tuyệt đối, bới vì kính màu là loại kính không phải là mầu in hoặc dán lên mà là khi sản xuất ra tấm kính thì mầu sắc đã được pha chế từ vật liệu.
  • Tiết kiệm chi phí tu sửa, bảo dưỡng so với các vật liệu làm mái, sảnh khác, với tính chất của hai loại vật liệu là sắt tôn sơn tĩnh điện, kính cường lực nên tuổi thọ của công trình là rất cao, điiều này sẽ tiết kiệm cho gia chủ một khoản tiền không hề nhỏ cho việc tu sửa thay thế và bảo dưỡng với thời gian rất dài.
Do vậy, để trang trí ngoại thất cho công trình, có khá nhiều chọn lọc cho việc làm mái che sảnh, tuy nhiên hiện việc vận dụng mái sảnh kính dùng kính làm mái sảnh được nhiều chủ đầu tư lựa chọn.
Chính vì vậy, mái kính cường lực đang dần được biết đến và vận dụng rộng rãi trong cuộc sống. Từ không gian rộng đến hẹp đều có thể lắp đặt loại mái sảnh này. Từ mái sảnh chính của các tòa nhà cao tầng đến những không gian nhỏ hơn như mái giếng trời, mái tum,… tại các hộ gia đình đều không thể thiếu mái kính cường lực. Ngoại thất này dùng chất liệu kính cường lực kết hợp với các phụ kiện khác cùng quy trình lắp đặt đạt chuẩn. Khi đó, mái sảnh kính sẽ có độ bền cao, tính chịu lực tốt trước mọi điều kiện khắc nghiệt nhất. Không chỉ vậy, nó còn mang tính thẩm mỹ cao với mẫu mã thanh thoát và an toàn khi sử dụng.
Việc sử dụng mái sảnh, mái kính cường lực hay mái vòm kính cường lực đang là dòng nội thất chiếm ưu thế lớn trong các công trình kiến trúc xây dựng đương đại bởi vẻ đẹp cùng những công dụng hoàn hảo mà vật liệu này đang chiếm ưu thế. Mái kính sảnh đặc biệt ăn nhập cho những công trình thiếu ánh sáng tự nhiên bởi khả năng truyền ánh sáng cực tốt, khiến ngôi nhà bạn luôn “dồi dào” ánh sáng thiên nhiên, lại rộng hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, bạn còn có thể tiết kiệm đáng kể điện năng chiếu sáng cho gia đình mình nhờ nguồn ánh sáng tự nhiên mang lại.
Nếu bạn còn băn khoăn về việc mái kính cường lực dễ vỡ và có thể gây hiểm cho mình và các thành viên trong gia đình thì đừng quá băn khoăn nhé. Đó là bởi mái kính khi được làm từ kính cường lực rất bền, khó vỡ và nếu có vỡ cũng không hề gây hiểm nguy cho con người bởi các mảnh vỡ đó là những hạt trơn tròn không gây sát thương, khi vỡ chúng sẽ như những hạt ngô tròn tròn.
Mái sảnh – mái kính cường lực được thi công trên các hệ khung sắt, inox hoặc các cột bê tông đã được gia cố cẩn thận. Mỗi không gian với diện tích khác nhau của từng công trình sẽ hợp với các loại mái kính cường lực khác nhau. Giá thành của sản phẩm này cũng khá phải chăng và nó tùy thuộc vào kích thước cũng như các phụ kiện lắp đặt nữa.
Việc lắp đặt mái kính cường lực không quá phức tạp song đòi hỏi quy trình lắp đặt cẩn thận, đo đạc xác thực, đồng thời trong quá trình chuyển di, hiệu chỉnh các góc cạnh.
Doanh nghiệp Tân Việt chuyên làm kết cấu thép và kính cường lực xin hân hạnh giới thiệu đến quý vị sản phẩm mái sảnh kính cường lực che mưa nắng ngoài trời.
Mái Che sảnh kính cường lực là sản phẩm mới nhất hiện giờ do công ty chuyên lam mai sanh kinh cuong luc giá rẻ dùng để che mưa nắng rất hiệu quả, an toàn, tiện lợi, dễ dùng.
Chất liệu sử dựng cho Mái sảnh kính cường lực là các chủng loại kinh cường lực như .kính cường lực 8mm, 10mm, 12 mm…hoặc các loại kính cường lực sơn màu
Diện tích xây dựng Mái Che kính cường lực phụ thuộc vào mặt bằng có sẵn, diện tích mái lớn nhất làm được 18m x 35m mỗi mái. thời gian thi công khoảng từ 7 ngày đến 15 ngày, và cũng tùy thuộc vào độ rộng cũng như địa hình thi công.

Làm mái tôn – nhà mái tôn

Nhận thi công mái tôn tại tất cả các quận, huyện ở Hà Nội (Hà Đông, Thanh Xuân, Đống Đa, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Cầu Giấy, Nam, Bắc Từ Liêm, Long Biên, Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng, Sơn Tây - Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất,... ) và các tỉnh thành lân cận như Hưng Yên, Hải Dương, Hải phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Vĩnh Yên.
Mái tôn là gì?
Khi ta xây dựng kho bãi nhà xưởng, làm nhà hoặc xây dựng các công trình như bệnh viện, trường học… thì điều ta cần nghĩ tới là phần mái. Trước kia, phần để che mưa nắng cho tất cả các công trình xây dựng chủ yếu là ngói lợp, fibro xi măng, hoặc mái đổ bê tông, thì ngày nay, Tôn là vật liệu được dùng thay thế cho các loại vật liệu hay được sử dụng trước đó. Như vậy câu hỏi mái tôn là gì được giải đáp là phần mái của công trình được sử dụng bằng Tôn.
 Những tính năng vượt trội của các loại tôn sóng ngày nay đã thuyết phục được các chủ đầu tư sử dụng chúng như một giải pháp thay thế hoàn hảo những loại vật liệu khác. Tùy vào từng công trình xây dựng cụ thể, tùy vào mục đích sử dụng mà ta có thể sử dụng các loại tôn khác nhau, chẳng hạn như bạn có thể sử dụng tôn lạnh hay tôn thường, 1 lớp hay 3 lớp.
Mái tôn cán sóng được tạo ra từ những tấm thép mỏng được cán sóng vuông hoặc sóng tròn. Với các công trình như nhà xưởng, nhà kho, nhà để xe, bệnh viện… thì thường sử dụng sóng tôn công nghiệp gồm tôn 5 sóng, 6 sóng hoặc 7 sóng, Còn đối với các công trình nhà dân, nhà hàng, ki ốt, những công trình dân dụng thì thường sử dụng sóng tôn dân dụng là loại tôn 9 sóng hoặc 11 sóng. Tôn cũng có rất nhiều loại dầy mỏng khác nhau, nên khi đặt mua hoặc sử dụng, quý vị cũng nên lưu ý vấn đề này, chẳng hạn như, tôn có độ dầy; có độ dầy từ 0.2mm đến 0.6mm. Mầu sắc của tôn sóng cũng rất phong phú và đa dạng như xanh, đỏ, vàng, xám…
Mái tôn
 
Với những kinh nghiệm được đúc kết qua nhiều năm, và bằng chứng minh thực tế thì chúng tôi đưa ra lời khuyên là, để đảm bảo an toàn và chắc chắn cho mái nhà thì nên dùng chiều dày tôn lợp mái là 0.35mm. Nếu như, điều kiện tài chính của bạn cao muốn công trình có độ bền và tính thẩm mỹ cao thì nên chọn độ dày từ 0.45mm, 0.47mm hoặc 0.50mm, nói chung là tôn càng dầy thì càng tốt.

Những điều cần lưu ý là vì sao cần quan tâm đến độ dày của tôn lợp mái – sự phù hợp

Chẳng hạn như, độ dày mái tôn 3 lớp luôn tỉ lệ thuận với độ bền của phần mái công trình xây dựng. Thực tế đã chứng minh, phần mái là phần trực tiếp tiếp xúc và chịu những tác động trực tiếp từ thời tiết như mưa, bão, nắng, gió, nói chung là tiếp súc trực tiếp với môi trường bên ngoài nhiều nhất… Chính vì vậy, chúng cần độ cứng nhất định để có thể bảo vệ được ngôi nhà của chúng ta, công trình của chúng ta. Do đó nên các dòng mái tôn sẽ được sản xuất với độ dày cao cùng với nguyên liệu được gia công cẩn thận và tỉ mỉ để tăng khả năng chống chịu với sự khắc nghiệt của thời tiết, nhất là kiểu thời tiết của miền bắc Việt Nam.

Thực tế chứng minh - độ dày của mái tôn tỉ lệ với độ bền của phần mái công trình xây dựng.

Chúng ta cần lưu ý thêm; Mặc dù độ dày của Tôn cao là tốt nhưng điều ấy sẽ làm tăng trọng lượng của mái. Trọng lượng của mái sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu móng và toàn bộ công trình xây dựng. Do vậy, độ dày tôn 3 lớp lợp mái phải phù hợp với trọng lượng. Độ dày tôn quá lớn kéo theo trọng lượng nặng, làm ảnh hưởng đến khung nhà, kéo dài thời gian thi công cũng như đòi hỏi kĩ thuật thi công cao hơn bình thường.
Do vậy khi thi công, cần phải chú ý lựa chọn độ dày mái sao cho phù hợp.

Những gợi ý sau đây sẽ giúp bạn lựa chọn độ dầy của tôn để phù hợp với công trình.

Với mục đích tiết kiệm thời gian tối đa cho quý khách hàng, chúng tôi đề xuất cho quý khách loại tôn với độ dày phù hợp để lợp mái cho ngôi nhà. Tôn 3 lớp dày 0,45mm và 0,4mm là những độ dày lí tưởng cho đa số công trình.
Thực vậy, vì đây là những độ dầy tiêu chuẩn dành riêng cho phần mái nhà. Tôn 3 lớp dày 0,4mm và 0,45mm có kết cấu kẹp chặt vào nhau, khổ 1,08m với phần hiệu dụng là 1,0m được bắt gá với nhau bằng ốc vít, những phụ kiện này có khả năng chống chịu được những tác động của thời tiết mà vẫn bền, kết nối được các tấm tôn. Bản thân các tấm tôn có khả năng chống nóng, cách nhiệt, giảm ồn khi trời có mưa to hoặc giông lốc. Những chỗ hàn, hoặc bắt vít sẽ được phụ miếng cao su hoặc bơm silicon để tránh thấm nước ngược từ trên xuống.

Những loại phụ kiện linh hoạt theo độ dày của tôn khi lợp mái

Với tôn 3 lớp độ dày 0,4mm sẽ có hệ phụ kiện đi kèm bao gồm cột chống sắt tròn đường kính D60 – 70mm, vỉ kèo V40xV40 hoặc V50xV50, xà gồ thép hộp được mạ kẽm kích thước 25 x 50 x 1,2mm hoặc 30 x 60 x 1,2mm.
Còn đối với tôn 3 lớp độ dày 0,45mm có chức năng cách âm, cách nhiệt hay còn được gọi là tôn lạnh thì hệ phụ kiện đi kèm cũng tương tự như trên nhưng có chỉ số kĩ thuật có thể thay đổi tùy theo yêu cầu của kết cấu khung nhà hoặc phần nền, móng. Còn nếu không thì sẽ được giữ nguyên.
Các vết bắt vít và kết nối giữa các tấm tôn sẽ được phủ keo chống dột bằng silicon hoặc đóng cao su để khi mưa không bị dột hoặc phát sinh trường hợp giãn nở tôn khi trời nóng.
Hi vọng, quý vị có những sự lựa chọn đúng đắn về độ dầy của tôn, cũng như những loại tôn sóng cho phù hợp với những mái lợp của mình.

Lan can cầu thang

Lan can cầu thang sắt dùng sắt là nguyên vật liệu chính kết hợp với một số phụ kiện khác. Tùy theo từng thiết kế, công trình và nhà ở sẽ lựa chọn lan can với các mẫu thiết kế khác nhau. Thông thường lớp sắt khá dễ bị ăn mòn trong nhiều điều kiện thời tiết nên thường phủ thêm lớp mạ hoặc lớp sơn tĩnh điện. Bằng cách phủ như vậy giảm được oxy hóa và ăn mòn theo thời gian. Dù khách hàng có dùng trong bao lâu thì vẫn giữ nguyên lớp sơn như mới.
– Lan can cầu thang sắt có độ bền rất tốt và là sản phẩm quen thuộc sử dụng nhiều. Hầu như từ xưa đến giờ mọi nhà đều có lắp đặt lan can cầu thang sắt. Sản phẩm cũng rất dễ lắp đặt mà dễ thi công, không mất nhiều thời gian, công sức. Nguồn nguyên liệu giá rẻ và có sẵn, dễ tìm hơn nhiều so với các vật liệu khác.
Lan can cầu thang sắt có nhiều ưu điểm vượt trội và nổi bạt mà khách hàng nên lựa chọn:
– Sản phẩm có độ an toàn cao. Độ bền vững và chắc chắn tốt. Được nghiên cứu và chế tạo kỹ lưỡng trên những thanh sắt chịu lực, phủ thêm sơn tĩnh điện hạn chế được oxy hóa. Ngày càng được tối ưu để giảm tải trọng và tăng độ bền cho công trình.
– Với công nghệ sản xuất hiện đại trên dây chuyền công nghệ cao, cải thiện được nhiều nhược điểm của lan can sắt.
– Đa dạng thiết kế và mẫu mã cho khách hàng lựa chọn. Khách hàng có thể lựa chọn thoải mái theo sở thích và phong thủy
– Giá trị thẩm mỹ tốt, đem đến không gian tinh tế, hiện đại cho không gian sống. Lan can có thể tạo hình theo nhiều thiết kế khác nhau từ tinh tế, giản dị, sang trọng…Tùy theo từng mục đích và sở thích của gia chủ để lựa chọn được sản phẩm ưng ý và hoàn hảo nhất.
– Thể hiện gu thẩm mỹ và cá tính của chủ nhà
– Tạo sự thoải mái và thoáng mát cho nhà ở. Không gây ngột ngạt hoặc bí bách. Có thể trang trí khung ảnh, tiểu cảnh,,, để tăng tính thẩm mỹ.
– . Sắt dễ thi công, tạo ra sự đa dạng về kiểu dáng nên lan can sắt phù hợp với mọi công trình từ phong cách cổ điển đến hiện đại, mang vẻ đẹp huyền bí, cổ kính, quý phái, uy nghi và sang trọng.
– Tuổi thọ lâu dài
– Dễ dàng vệ sinh và bảo dưỡng
gôi nhà. Không nên chọn ngay lối đi cửa chính. Thông thường lan can cầu thang sắt hay được lắp giữa phòng khách và phòng bếp.
– Cần chuẩn chỉnh về độ cao của lan can và kích thước phải theo tiêu chuẩn. Khoảng cách giữa hai lan can phải không được quá rộng tránh trẻ nghịch ngợm. Độ cao tiêu chuẩn của lan can cầu thang tính từ mặt bậc đến tay vịn thường là 110cm. Trong các trường hợp khác như không gian không cho phép thì chiều cao có thể chấp nhận được từ 85-90cm.
– Với các mẫu nhà yêu cầu đơn giản như nhà phố, nhà ống, trường học, bệnh viện…thông thường lắp đặt lan can sắt đơn giản. Vì không yêu cầu quá cầu ký, tràn đầy sức khỏe cho người dùng. Với những nhà biệt thự cao cấp, nên lựa chọn lan can thẩm mỹ hoặc lan can sắt nghệ thuật. Vì như vậy sẽ tạo điểm nhấn và sang trọng, pha chút nét cổ điển cho nhà ở.

Lưu ý khi lắp đặt và lựa chọn cầu thang sắt theo phong thủy

Lựa chọn vị trí xây lan can cầu thang sắt là vô cùng quan trọng. Nên lựa chọn vị trí chính giữa hoặc ngang ngôi nhà
– Lựa chọn lan can có phủ sơn tĩnh điện để tăng tuổi thọ, tránh ăn mòn bởi thiết tiết
– Lựa chọn đơn vị thi công và lắp đặt uy tín, chất lượng, bảo hành dài lâu. Một đơn vị lớn giá thành thường niêm yết trước nên rất phải chăng.
– Nên sử dụng mẫu lan can hài hòa trong kiến trúc nhà ở. Không nên chọn các mẫu quá lệch lạc hoặc không hợp gây mất thẩm mỹ.

Lan can cầu thang sắt đơn giản, đẹp, phân loại

– Lan can cầu thang sắt đơn giản mà vẫn đẹp và chiếm được sự ưa thích từ nhiều khách hàng. Thiết kế không cần quá cầu kỳ mà vẫn giữ được vẻ đẹp hoàn mỹ nhất. Mẫu cầu thang sắt dễ lắp đặt trong mọi công trình và nhà ở, phù hợp trong nhiều không gian và kiến trúc khác nhau. Phân loại mẫu cầu thang sắt như sau:
–Lan can cầu thang sắt hộp
Lan can sắt đặc
Lan can sắt uốn
Lan can sắt sơn tĩnh điện
– Phân theo nguyên liệu sử dụng:
 
Lan can cầu thang sử dụng sắt 100 %
Lan can sắt sử dụng tay vịn bằng gỗ hoặc inox
Lan can sắt pha kính
– Phân theo cấu trúc thiết kế:
 
Lan can sắt hộp
Lan can sắt thẩm mỹ
Lan can sắt nghệ thuật
Lan can cầu thang sắt đơn giản Phân theo chất liệu

Làm kết cấu nhà khung, nhà xưởng – khung thép tiền chế

Đôi nét về nhà xưởng khung thép tiền chế
Khi nói đến nhà xưởng khung thép tiền chế hay nhà xưởng tiền chế, ta có thể hiểu đơn giản là kết cấu chịu lực của những công trình xây dựng được thiết kế và cấu tạo bởi nguyên liệu chủ yếu là bằng thép. Trong đó, toàn bộ kết cấu của nhà xưởng như: Khung kèo, cột trụ, xà gồ… gọi chung là kết cấu thép, được sản xuất gia công sẵn tại nhà máy theo bản vẽ có đã thiết kế sẵn. Với đặc tính là nhà xưởng khung thép có độ bền và tuổi thọ cao, có thể chịu được lực tốt và ít tác động từ môi trường. Nhờ vậy mà nhà xưởng công nghiệp kết cấu thép được lựa chọn và tin dùng.

Vậy, nhà xưởng khung thép được cấu tạo như thế nào.

Trước tiên ta nói đến phần móng: do phần móng là phần truyền tải trọng lượng của công trình xuống nền đất bên dưới. Tương tự như các kiểu nhà truyền thống thông thường, nhà thép tiền chế cũng sử dụng hệ móng bằng bê tông cốt thép để đảm bảo độ cân bằng và tính an toàn.
Tiếp đến là phần bu lông móng: phần bu lông móng chính là liên kết phần móng bằng bê tông cốt thép với các cột thép hình. Các loại công trình nhà xưởng bằng thép tiền chế thường sử dụng bu lông có đường kính M22 trở lên. Trong quá trình lắp đặt bu lông móng cần phải đảm bảo chính xác tuyệt đối vì nó có ảnh hưởng đến việc lắp đặt các cấu kiện dầm, cột…
Phần cột: Các loại cột trong các công trình nhà xưởng có cấu tạo từ thép, thường dùng nhất là cột hình chữ H, ngoài ra còn có cột hình tròn sử dụng cho một vài công trình đặc biệt.
Phần dầm: phổ biến nhất là dầm có hình chữ I.
Tiếp đến là vi kèo: Đối với các công trình nhà xưởng bằng khung thép tiền chế, vi kèo được tạo ra để vượt những nhịp lớn có độ lớn từ 30-50m. Vi kèo có thể được cấu tạo từ dầm thép hình tiết diện thay đổi hoặc dạng dàn (phần này sẽ được thể hiện trong từng bản vẽ kết cấu cụ thể).
Xà gồ: xà gồ có nhiều loại xà gồ được sử dụng để tạo nên những công trình nhà xưởng bằng thép tiền chế. Xà gồ có thể là dạng chữ C, chữ Z hoặc chữ U. Chiều dài và chiều cao của xà gồ phụ thuộc vào các bước cột và tải trọng của công trình. Khoảng cách thông thường là từ 1 – 1,4m.
Phần mái tôn: Trong kết cấu khung nhà thép, thì phần mái tôn được dùng phổ biến. Để đảm bảo tính cách nhiệt và chống ồn, phần mái tôn sẽ được cấu tạo thêm một lớp bông thủy tinh hoặc lớp cách nhiệt, phần này tùy vào mức độ đầu tư và theo nhu nầu sử dụng của từng công trình.
Tấm lợp sáng: Đây là phần rất nhỏ nhưng rất cần thiết trong cnhuwngx công trình nhà xưởng hoặc nhà có kết cấu thép dạng này, tấm lợp sáng và mái tôn giống nhau về mặt hình dáng nhưng khác biệt trong chức năng. Cụ thể là tấm lợp sáng được dùng để hấp thu ánh sáng ban ngày nhằm tiết kiệm điện năng chiếu sáng cho công trình.
Phần cửa trời: có nhiệm vụ chính là thông gió và lấy sáng.
Tường bao xung quanh: là phần không thể thiếu của các công trình nhà xưởng bằng khung thép tiền chế.
Thưng: thưng là phần che xung quanh nhà xưởng tính từ phần tường xây lên mái tôn, tấm panel, alu…
Giằng: gồm giằng mái, giằng xà gồ, giằng đầu hồi. Mục đích của nó là tăng khả năng liên kết cho các bộ phận của công trình, đảm bảo tính ổn định của toàn bộ kết cấu khung trong thời gian xây dựng và sử dụng nhà xưởng khung thép tiền chế.
Mái canopy: hệ mái canopy cho phép khách hàng được lợp thêm một lớp tôn, kính hoặc ốp tấm alumium cho công trình.
Máng thu nước, ống thoát nước: máng thu sẽ được đặt dọc 2 bên mái để nước mưa có thể chảy dễ dàng từ mái tôn xuống, trong khi đó nhiệm vụ của ống thoát nước là thoát nước từ máng nước để đưa xuống hệ thống cống thoát nước.
Cột thu lôi: cột thu lôi được sử dụng để thu sét xuống mặt đất, đảm bảo an toàn cho công trình và trang thiết bị máy móc được đặt bên trong.
Như vậy, có tới 14, 15 bộ phận cấu kiện chính để cấu tạo nên một khung nhà thép tiền chế khi chúng được lắp giáp kết nối lại với nhau để cđưa vào sử dụng

Vậy, Quy trình thi công nhà xưởng khung thép được thực hiện như thế nào?

Quy trình này được thực hiện bởi gồm 3 công đoạn chính để xây dựng một nhà xưởng hoàn chỉnh, bao gồm các khâu như: thiết kế, gia công kết cấu thép và lắp dựng hoàn thiện nhà xưởng.
Trước tiên ta nnois tới phần thiết kế hay phần tạo nên - Bản vẽ kiến trúc: Đây là phần đầu tiên khi đã có được ý tưởng và phần trình bầy công năng sử dụng, nó giúp đưa ra những giải pháp thiết kế, phân tích đánh giá và chọn ra phương án tốt nhất cho nhà đầu tư. Sau đó, tiến hành hoàn thiện bản vẽ kiến trúc và thể hiện rõ trên những phối cảnh, mặt đứng, mặt bằng và mặt cắt cũng như công năng sử dụng. Khi bản vẽ kiến trúc được chủ đầu tư chấp thuận thì bản vẽ gia công kết cấu thép sẽ thể hiện chi tiết và chú thích rõ ràng cho từng cấu kiện trên bản vẽ. Chất lượng công trình phụ thuộc rất lớn vào độ chính xác của bản vẽ gia công. Chỉ cần một chút sai sót trong quá trình thiết kế sẽ dẫn đến chất lượng nhà xưởng bị giảm sút hoặc không đúng với những yêu cầu của chủ đầ tư.
Quy trình gia công cấu kiện dưa trên bản vẽ thiết kế bao gôm những công đoạn sau:
Sau khi có được bản vẽ chi tiết, Các kỹ sư, các bộ phận kỹ thuật được yêu cầu phải hiểu được sơ đồ bố trí chi tiết cho từng cấu kiện thép, làm đúng theo phương án đã đề ra trong bản vẽ thiết kế nhằm đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng tốt nhất cho công trình.
Thi công lắp đặt; đây là công đoạn cuối cùng sau khi phần gia công được hoàn tất, tât cả các cấu kiện được đánh dấu cẩn thận trước khi được lắp ghép, chánh sự nhầm lẫn và mất thời gian lục tìm.
Khi lắp đặt công trình, yếu tố an toàn sẽ phải được đặt lên hàng đầu. Trước tiên là an toàn trong quá trình lắp đặt, tiếp đó là an toàn cho chất lượng công trình…
Hãy gọi cho chúng tôi theo số; 0983366369 hoặc zalo số. 0983366369

Danh mục sản phẩm

Hỗ trợ trực tuyến

098 33 66. 369

Hotline : 098 33 66 369 - 0983388696

email : 098.33.66.369 - 0983388696

Zalo : 098 33 66 369

Hotline : 098 33 66.369 - 0983388696

Công ty Tân Việt group.jsc : 098 33 66 369 - 0983388696

Copyright 2017 : CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO IN TÂN VIỆT